Số lượt truy cập
Hôm nay 27515
Hôm qua 58866
Tuần này 191085
Tháng này 3228911
Tất cả 193024495
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 22/10/2020
Một số biện pháp để ngăn ngừa, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi tái phát.

Trong thời gian qua, các cấp các ngành và người chăn nuôi đã nỗ lực nhằm ngăn chặn sự phát sinh, lây lan dịch bệnh thông qua việc cách ly, tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại, tiêu hủy lợn ốm chết và thực hiện các biện pháp kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ tương đối nghiêm ngặt. Kết quả là sau một thời gian, dịch bệnh đã lắng xuống. Tuy nhiên, hiện nay theo ghi nhận dường như dịch bệnh lại đang có nguy cơ tái phát trở lại ở nhiều vùng, nhiều địa phương.

Để chủ động ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh tái phát, bà con chăn nuôi và các cấp các ngành cần chủ động và tăng cường thực hiện tốt một số vấn đề sau đây:

1. Đối với người chăn nuôi, chủ trang trại:

- Một là: Tích cực và chủ động thực hiện tốt biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Cụ thể như sau:

+ Thực hiện tốt biện pháp cách ly chuồng trại với môi trường bên ngoài, Tuyệt đối không cho người lạ, nhất là thợ thu mua (hàng xeo), người giết mổ ra vào khu vực trang trại, chuồng nuôi.

+ Đối với công nhân hoặc người chăn nuôi: thực hiện nghiêm ngặt chế độ cấm trại với phương châm “nội bất xuất, ngoại bất nhập”; công nhân của trại không ra khỏi khu vực trại nuôi và thực hiện “4 tại chỗ” (ăn, ngủ, vệ sinh, lao động) để hạn chế tối đa các nguồn lây nhiễm bệnh dịch.

+ Không cho xe vận chuyển thức ăn, xe vận chuyển lợn, dụng cụ bắt nhốt lợn của Công ty, người buôn bán giết mổ vào trang trại khi chưa thực hiện tốt biện pháp tiêu độc khử trùng. Thay vào đó cần chuẩn bị tốt phương tiện vận chuyển, dụng cụ bắt lợn để vận chuyển ra ngoài trại khi xuất bán và đưa thức ăn vào trại.

+ Bằng mọi cách ngăn ngừa không cho thú nuôi (chó, mèo, trâu bò, gà, vịt…) cũng như động vật hoang dã vào khu chăn nuôi và tiếp xúc với lợn nuôi;

+ Tiến hành các biện pháp tiêu diệt chim, chuột xung quanh khu vực chuồng trại. Phun thuốc diệt muỗi và các loại côn trùng chích hút máu khác.  

+ Thường xuyên phun thuốc tiêu độc sát trùng khu vực chuồng nuôi 3 lần/ngày, phun khu vực xung quanh, bên ngoài trang trại 2 lần/ngày để hạn chế sự xâm nhập của mầm bệnh.

+ Tuyệt đối không mua thực phẩm là thịt lợn ở bên ngoài chợ để sử dụng trong gia đình hoặc trong trang trại. Nhất là các sản phẩm từ lợn nhập lậu, không rõ nguồn gốc.

+ Tuyệt đối không sử dụng các nguồn nước rác tại các nhà hàng, khách sạn làm thức ăn cho lợn.

+ Nguồn nước cho lợn uống và nguồn nước để rửa chuồng phải đảm bảo sạch. Nên tiêu độc khử trùng nguồn nước trước khi sử dụng.

+ Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay không nên mua giống bên ngoài, giống không rõ nguồn gốc để tái đàn.

- Hai là: Thực hiện tốt công tác quản lý đàn

+ Cần tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra tình hình sức khoẻ của đàn lợn để phát hiện sớm các vấn đề bất thường.

+ Khi đàn lợn có dấu hiệu bất thường phải nhanh chóng thông báo cho cán bộ thú y chính quyền địa phương để được hỗ trợ chẩn đoán bệnh, điều trị hoặc tiêu huỷ lợn bệnh ốm chết do bệnh dịch tả lợn Châu phi theo đúng quy trình kỹ thuật để không làm lây lan mầm bệnh. Không dấu dịch, không tự ý giết mổ lợn bệnh, không bán chạy lợn ốm, không vứt xác lợn chết bừa bãi.

 

2. Đối với chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn:

Cần tích cực, chủ động thực hiện tốt nội dung Công điện khẩn của UBND tỉnh về phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Trong đó cần chú ý một số vấn đề sau:

- Một là cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về công tác phòng chống dịch bệnh nói chung, hướng dẫn các biện pháp phòng chống Dịch tả lợn Châu phi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nắm rõ.

- Hai là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh trên địa bàn từ cấp xã. Khi trong dân có lợn ốm, chết phải nhanh chóng kịp thời đến xác minh, chẩn đoán và hỗ trợ công tác xử lý, tiêu huỷ lợn bệnh. Giám sát không cho người dân bán chạy lợn ốm, giết mổ lợn bệnh để ăn thịt, vận chuyển lợn bệnh ra ngoài xã để tiêu thụ.

- Xây dựng và thông báo về cơ chế chính sách để hỗ trợ, khuyến khích người chăn nuôi thực hiện tốt công tác phòng chống dịch cũng như các cơ chế chính sách hỗ trợ những hộ bị dịch bệnh./.

Nguồn tin: BSTY: Lê Sỹ Thành - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 13869


Các tin khác:
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề : “Phát triển cây ăn quả gắn với thị trường tiêu thụ” (13/10/2020)
 Kỹ thuật chăm sóc một số cây trồng vụ đông. (06/10/2020)
 Hiệu quả kinh tế từ mô hình lúa - cá ở huyện Nông Cống (05/10/2020)
 Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất lúa chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm”. (30/09/2020)
 Hiệu quả mô hình thâm canh lúa chế biến đạt năng suất cao gán với tiêu thụ sản phẩm (22/09/2020)
 Tập huấn mô hình ngô nếp gắn với liên két tiêu thụ sản phẩm (14/09/2020)
 Thanh Hóa: Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi vịt biển an toàn sinh học (14/09/2020)
 Nuôi dê - Những điều cần biết. (07/09/2020)
 Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại lúa mùa giai đoạn làm đòng. (11/08/2020)
 Thanh Hóa: Cây đậu tương quý trên vùng đất khô hạn Vĩnh Lộc. (03/08/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang