Số lượt truy cập
Hôm nay 54722
Hôm qua 39190
Tuần này 159426
Tháng này 3197252
Tất cả 192992836
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 07/07/2020
Chủ động xây dựng phương án xả lũ an toàn cho hồ, đập lớn

Trên địa bàn tỉnh hiện có 610 hồ chứa, 1.023 đập dâng, phục vụ tưới cho hơn 400.000 ha sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho người dân. Trong số 45 hồ chứa lớn được giao cho các doanh nghiệp quản lý, có 2 hồ quan trọng quốc gia và 10 hồ quan trọng cấp tỉnh.

Để bảo đảm an toàn cho các công trình hồ đập, nhất là các hồ, đập lớn trong quá trình vận hành phục vụ sản xuất nói chung và trong công tác xả lũ trong mùa mưa bão, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các nội dung, như: Kiểm tra công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ năm 2020; xây dựng phương án phòng chống lụt bão cho từng công trình hồ chứa theo nội dung quy định; lập phương án phòng chống lụt bão vùng hạ du đập cho từng công trình; chỉ đạo vận hành thử các trạm bơm tiêu úng, cửa tràn xả sâu và các cống tiêu lớn.

Một góc hồ Sông Mực, thuộc thị trấn Bến Sung và xã Hải Long (Như Thanh).

Hồ chứa nước Yên Mỹ là một trong những hồ chứa lớn của tỉnh, có diện tích lưu vực 137 km2, dung tích ứng với 87,13 x 106 m3, đập chính dài 715m, cao 26m, là công trình quan trọng cấp tỉnh. Hồ có nhiệm vụ tưới chủ động cho 5.840 ha đất canh tác thuộc 18 xã phía Bắc thị xã Nghi Sơn và Nông trường Yên Mỹ; cấp nước cho Khu Kinh tế Nghi Sơn, cắt 50% lượng lũ của sông Thị Long với tần suất P = 1%.

Với mục đích xác định hoặc dự kiến được tuyến lũ quét và phạm vi ngập lụt khi xảy ra sự cố; đề ra phương án bảo vệ, phòng tránh hoặc giảm nhẹ thiệt hại cho các khu dân cư, cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng; xây dựng phương án sơ tán nhanh chóng, triệt để dân cư, bảo đảm an toàn tính mạng của Nhân dân, Công ty TNHH MTV Sông Chu đã xây dựng phương án phòng, chống lũ lụt cho vùng hạ du hồ Yên Mỹ năm 2020. Trong phương án, trên cơ sở căn cứ vào đặc điểm về vị trí địa lý của công trình, vật liệu kết cấu của đập, đặc điểm nền đập, hiện trạng chất lượng đập, năng lực xả lũ của hồ chứa, đặc điểm về an ninh - quốc phòng vùng hạ du, công ty đã đưa ra dự kiến 3 tình huống xem xét để xây dựng phương án xả lũ, bảo đảm an toàn cho vùng hạ du. Ngoài ra, còn đề xuất phương án phòng chống, chủ động ứng phó giảm nhẹ thiên tai.

Hồ Sông Mực là hồ chứa lớn, cắt giảm lũ cho vùng hạ du với tần suất P = 0,5%; đồng thời, đảm nhiệm tưới cho 11.344 ha sản xuất nông nghiệp của 2 huyện Như Thanh và Nông Cống, nên ngay từ đầu tháng 6-2020, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Theo đó, phương án đã được xây dựng và thẩm định ứng phó tại công trình đầu mối, với mục tiêu bảo đảm an toàn công trình đầu mối theo phương châm “4 tại chỗ”, quy định vận hành trong mùa mưa lũ. Đồng thời, xây dựng các cấp mực nước báo động chống lũ hồ và một số tình huống sự cố, biện pháp xử lý đối với công trình đầu mối, cũng như bảo đảm vật tư dự phòng và nhân lực ứng cứu, ứng phó với các tình huống xảy ra. Bên cạnh đó, đơn vị quản lý và khai thác hồ Sông Mực cũng xây dựng phương án ứng phó với lũ, ngập lụt ở vùng hạ du đập, nhằm xác định hoặc dự kiến được tuyến lũ quét và phạm vi ngập lụt khi xảy ra sự cố; phương án bảo vệ, phòng tránh hoặc giảm nhẹ thiệt hại cho vùng hạ du và phương án sơ tán dân nhanh chóng, triệt để, bảo đảm an toàn tính mạng cho Nhân dân. Phương án cũng đã dự kiến các tình huống và cách xử lý các tình huống có thể xảy ra trong mùa mưa bão.

Việc xả giúp cắt, giảm lượng lũ cho các địa phương vùng thượng nguồn, song lại ảnh hưởng đến vùng hạ du. Do đó, các đơn vị quản lý và khai thác các công trình thủy lợi đã và đang nỗ lực xây dựng phương án sát với thực tế, để việc ứng phó khi có tình huống xảy ra đạt hiệu quả cao nhất.


Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 25025


Các tin khác:
 Tăng cường các biện pháp đối phó với thiếu nguồn nước tưới cây trồng ở khu vực miền núi và trung du (07/07/2020)
 Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa đi kiểm tra sản xuất và thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn tại huyện Hoàng Hóa và Hậu Lộc (05/07/2020)
 Bảo đảm nguồn nước cho sản xuất vụ thu mùa (01/07/2020)
 Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá kiểm tra công tác chống hạn tại huyện Vĩnh Lộc (01/07/2020)
 Tăng cường công tác quản lý, bảo đảm an toàn hồ đập (12/06/2020)
 34 trọng điểm đê điều chưa bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão năm 2020 (04/06/2020)
 Giao chỉ tiêu nạo vét, khơi thông dòng chảy các tuyến kênh mương tiêu thoát lũ (29/05/2020)
 Gấp rút xử lý sạt lở, bảo vệ khu dân cư và đê hữu sông Mã (21/05/2020)
 Định hướng phát triển hệ thống thủy lợi (10/05/2020)
 Tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thuỷ lợi năm 2020 (06/05/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang