Số lượt truy cập
Hôm nay 21073
Hôm qua 58866
Tuần này 184643
Tháng này 3222469
Tất cả 193018053
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 05/03/2020
Phát triển HTX nuôi trồng thủy sản - còn nhiều khó khăn

Những năm gần đây, hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn tỉnh  đã có những bước phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Trong đó, có nhiều HTX NTTS đã được thành lập, tuy nhiên trong quá trình hoạt động còn gặp nhiều khó khăn.

Phát triển HTX nuôi trồng thủy sản - còn nhiều khó khănNuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghệ cao ở xã Nga Tân (Nga Sơn).

HTX dịch vụ NTTS Hoằng Lưu (Hoằng Hóa) có 45 thành viên, trong đó có 25 thành viên NTTS với diện tích 150 ha. Nhờ việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật và thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm nên hoạt động của HTX ổn định và từng bước phát triển, sản lượng thủy sản cung ứng ra thị trường trung bình hơn 100 tấn/năm. Ông Chu Hữu Độ, giám đốc HTX, cho biết: Không chỉ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nuôi thả con giống, từ việc lựa chọn, mật độ thả, vệ sinh ao,... đến việc chủ động phòng bệnh cho cá, các thành viên trong HTX còn thường xuyên được tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật NTTS. Đến nay, một số hộ thành viên của HTX đã triển khai mô hình nuôi tôm trong bể xi măng hoặc ao phủ bạt. Nhờ làm chủ công nghệ, các hộ có thể thâm canh tăng vụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, HTX dịch vụ NTTS Hoằng Lưu có 40 ha nuôi tôm công nghiệp và bán thâm canh, ứng dụng công nghệ tiên tiến, đa số các hộ có doanh thu bình quân hàng trăm triệu đồng/năm trở lên.

Sau khi chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX năm 2012, HTX NTTS Nga Tân (xã Nga Tân, Nga Sơn) đã bước đầu thay đổi tư duy sản xuất của người dân. Anh Nguyễn Văn Cường, người NTTS ở địa phương, cho biết: “Nếu trước đây, người dân tự chủ động nguồn giống, dẫn đến tình trạng khó kiểm soát nguồn gốc dịch bệnh, thì hiện nay HTX đã xây dựng quy trình sản xuất, giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm của thành viên HTX từ đầu vào đến đầu ra, như: Con giống, quy trình sản xuất, cách sử dụng thức ăn, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm,...”, đồng thời, HTX hỗ trợ người dân chuyển đổi từ NTTS quảng canh sang nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghệ cao, với tổng diện tích hơn 10 ha, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn gấp 2 - 2,5 lần so với nuôi thâm canh cải tiến.

Theo đánh giá của Liên minh HTX tỉnh, mô hình HTX NTTS chính là một hướng đi mới để định hướng cho người dân phát triển nghề NTTS theo hướng nâng cao năng suất, sản lượng và phát triển bền vững. Từ một số mô hình hiệu quả, đến nay, trên địa bàn tỉnh có 8 HTX NTTS tập trung ở các huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Nga Sơn. Tuy đã từng bước khẳng định rõ hiệu quả trong thực tiễn song đến nay, các mô hình HTX NTTS trên địa bàn tỉnh vẫn đang gặp những khó khăn nhất định. Có thể thấy, tình trạng thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn cao đang là thực tế ở hầu hết các HTX NTTS; mặc dù hàng năm vẫn có nhiều lớp tập huấn về công tác quản lý, kỹ thuật nuôi trồng,... nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Mặt khác, việc thu nhập thấp, chưa có chế độ, chính sách lâu dài cũng làm giảm sự nhiệt huyết của đội ngũ cán bộ quản lý HTX, khó thu hút người có năng lực, trình độ tham gia HTX. Hiện nay, các HTX đang thiếu vốn để mở rộng sản xuất, như xây dựng nhà kho, xưởng sản xuất, bảo quản sản phẩm... Từ đó, dẫn đến các HTX hạn chế trong việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; xây dựng chuỗi giá trị trong thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các HTX NTTS trên địa bàn tỉnh còn gặp khó khăn do tác động của con giống kém chất lượng, thời tiết không thuận lợi,... đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất.

Thời gian tới, để các mô hình HTX NTTS tiếp tục phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống của người dân; các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh cần tạo điều kiện giúp các HTX từng bước tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Tổ chức quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc cung ứng đầu vào, như: Con giống, thức ăn; bảo đảm sản phẩm có chứng nhận truy xuất nguồn gốc. Tăng cường liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu của các mô hình sản xuất, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào nuôi trồng, đồng thời, an toàn vệ sinh thực phẩm. Thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án, nhất là nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX và nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới để hỗ trợ, thúc đẩy các HTX nói chung và HTX NTTS nói riêng phát triển...

 

Nguồn tin: http://baothanhhoa.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 20658


Các tin khác:
 Tăng cường quản lý các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu cá (05/03/2020)
 Chấn chỉnh công tác xác nhận, chứng nhận thủy sản khai thác trên địa bàn tỉnh (03/03/2020)
 Nhiều khó khăn trong hoạt động chế biến nông, thủy sản (03/03/2020)
 Gặp mặt đầu xuân Canh Tý năm 2020 - Câu lạc bộ Hưu trí ngành Thủy sản (05/02/2020)
  Hiệu quả mô hình nuôi tôm công nghệ cao (04/12/2019)
 Tiếp tục tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tôm hùm và tôm càng đỏ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (04/10/2019)
 Mô hình nuôi thủy sản đa con cho hiệu quả kinh tế cao (04/10/2019)
 Hơn 1,8 tấn cá giống được thả xuống Sông Mã ở Quan Hóa (27/09/2019)
 Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa Tổ chức thả các loài giống thủy sản tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2019 (18/08/2019)
 Chuẩn bị đủ các điều kiện trước khi ra khơi để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão (25/07/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang