Số lượt truy cập
Hôm nay 30382
Hôm qua 39190
Tuần này 135086
Tháng này 3172912
Tất cả 192968496
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 01/05/2020
Những mô hình trồng hoa theo hướng thâm canh

Giữa một vùng chiêm trũng của xã Hà Sơn, huyện Hà Trung có một cánh đồng trồng hoa huệ ngào ngạt hương thơm

Nhìn cánh đồng hoa ấy, ít ai nghĩ rằng nhiều năm trước, nơi đây từng là cánh đồng bị bỏ hoang. Bởi trước kia, vùng này đều quanh năm ngập úng. Qua câu chuyện kể của ông Hoàng Đình Dưỡng, Chủ tịch UBND xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, chúng tôi được biết: Cánh đồng trồng hoa huệ này bắt đầu được hình thành từ năm 2015, khi UBND xã Hà Sơn đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Có thể nói, việc định hướng, khuyến khích cho các hộ dân đưa cây hoa huệ vào trồng ở vùng đất chiêm trũng là một quyết định táo bạo của Đảng ủy và UBND xã Hà Sơn. Bởi, đây là cây trồng mới, còn xa lạ với các hộ dân. Tuy nhiên, để người dân vững tin đưa cây trồng mới vào chuyển đổi, UBND xã đã cử cán bộ trực tiếp vận động, hướng dẫn một số hộ dân trong việc trồng và chăm sóc cây hoa huệ, đồng thời một số cán bộ xã đã tiên phong thực hiện mô hình.

Nhờ lựa chọn đối tượng cây trồng phù hợp, cộng với việc trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật, nên lứa thu hoạch hoa đầu tiên đạt kết quả vượt trội. Thấy được hiệu quả kinh tế, nên ngay sau đó, nhiều hộ dân đã mạnh dạn triển khai thực hiện và nhân rộng mô hình trồng hoa huệ. Sau gần 5 năm, đến nay, xã đã xây dựng được cánh đồng trồng hoa huệ tập trung, theo hướng thâm canh, với diện tích lên tới gần 20 ha. Chị Lê Thị Quyên, xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, cho biết: Sở dĩ, cánh đồng trồng hoa huệ của xã phát triển nhanh cả về “lượng” và “chất” là do đây là cây trồng có mức đầu tư ban đầu thấp, chỉ khoảng 40 triệu đồng/ha, trong khi thời gian chăm sóc khoảng 4 tháng là có thể cho thu hoạch liên tục trong vòng 2 năm, với lãi đạt từ 80 đến 100 triệu đồng/ha/năm. Đây gần như là mức thu nhập cao đối với diện tích sản xuất nông nghiệp thuộc vũng thấp. Hơn nữa, trồng hoa huệ gần như ngày nào cũng có thu nhập, thị trường tiêu thụ tốt, phù hợp với điều kiện sản xuất và kinh tế của nhiều hộ dân trong xã.

Thay vì trồng một loại hoa như xã Hà Sơn, cánh đồng hoa tại thôn Phúc Hải, xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn lại là nơi hội tụ đủ các loại hoa với sắc màu rực rỡ. Từ các loại hoa cúc, hồng, ly đến lay ơn, đồng tiền. Thế nhưng, cả ngày chỉ thấy thấp thoáng vài ba người tưới nước, xới đất làm cỏ. Anh Nguyễn Hữu Lượng, chủ cánh đồng hoa nói trên cho biết: Sở dĩ, cả cánh đồng gần 2 ha trồng đủ các loại hoa chỉ cần đến 3 lao động là bởi trên toàn bộ diện tích trồng hoa anh đã cho lắp đặt nhà màng, hệ thống tưới nước phun sương và nhỏ giọt, nên mọi công đoạn chăm sóc gần như được thực hiện tự động, người lao động chỉ cần vận hành hệ thống và thực hiện giám sát. Với mô hình trồng hoa thâm canh, ứng dụng công nghệ cao này đòi hỏi nguồn vốn đầu tư cao, song mức thu nhập cũng không hề nhỏ. Mỗi 1 ha trồng hoa theo hướng thâm canh, ứng dụng công nghệ cao có thể mang lại cho người trồng doanh thu từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng/năm, lợi nhuận từ 400 đến 600 triệu đồng/ha/năm.

Dù hoa được trồng theo hướng tập trung, quy mô lớn, hay ứng dụng công nghệ cao, thì đều đang đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng thông thường. Điều này đang được minh chứng tại các mô hình trồng hoa theo hướng thâm canh trên địa bàn tỉnh. Do đó, thời gian qua, ngành nông nghiệp và nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang quan tâm phát triển các mô hình trồng hoa theo hướng thâm canh; trong đó, khuyến khích phát triển các mô hình trồng hoa ứng dụng công nghệ cao, có mái che. Nhờ đó, diện tích trồng hoa thâm canh của tỉnh những năm qua tăng nhanh. Hiện, trên địa bàn tỉnh đã phát triển được 310 ha trồng hoa thâm canh, tập trung tại các huyện: Đông Sơn, Triệu Sơn, Quảng Xương, Hoằng Hóa...

Nguồn tin: baothanhhoa.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 17729


Các tin khác:
 Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất cá – lúa (22/04/2020)
 Một số quy định về an toàn thực phẩm thủy sản. (22/04/2020)
 Hoằng Hóa: Phun thuốc trừ sâu bằng thiết bị bay điều khiển từ xa (22/04/2020)
 Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cuối vụ chiêm xuân 2019 – 2020 (17/04/2020)
 Giới thiệu một số biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi hạn chế ô nhiễm mỗi trường (09/04/2020)
 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản. (07/04/2020)
 Phân vùng khai thác và khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn. (03/04/2020)
 Hiệu quả kinh tế của giống ớt Santa 8.0 ở xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc (30/03/2020)
 Làm giàu từ mô hình chăn nuôi kết hợp (30/03/2020)
 Giải pháp tăng sức sống cho gà con hiệu quả trong chăn nuôi - Giảm tỷ lệ chết khi nuôi gà. (27/03/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang