Số lượt truy cập
Hôm nay 14005
Hôm qua 58866
Tuần này 177575
Tháng này 3215401
Tất cả 193010985
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 02/04/2018
Hiệu quả từ Dự án khuyến nông “Xây dựng mô hình cải tạo đàn trâu địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo để nâng cao năng suất chất lượng”tại Thanh Hóa

Dự án “Xây dựng mô hình cải tạo đàn trâu địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo để nâng cao năng suất chất lượng” đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt theo Quyết định số 5505/QĐ-BNN-KHCN ngày 30 tháng 12 năm 2016, được thực hiện trong 3 năm (2017 – 2019) với quy mô 90con trâu cái nền được thụ tinh nhân tạo (TTNT).

Hiện nay, TTNT cho trâu bằng tinh đông lạnh dạng cọng rạ là một biện pháp kỹ thuật quan trọng để đẩy nhanh tiến bộ di truyền đối với phát triển chăn nuôi trâu thịtcủa nước ta, là tiền đề để nâng cao chất lượng bộ giống của Quốc gia. TTNT có những ưu điểm chính là tăng nhanh về tiến độ di truyền, cải tiến giống góp phần nâng cao năng suất, chất lượng thịt; khắc phục sự chênh lệch tầm vóc, khối lượng; tránh lây lan những bệnh truyền nhiễm trực tiếp qua đường phối giống tự nhiên. TTNT còn giúp công tác quản lý Nhà nước về con giống thống nhất được trên phạm vi toàn quốc, khỏa lấp những hạn chế về không gian, thời gian do tinh đông lạnh có thể bảo quản trong thời gian dài.

  Với mục tiêuÁp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, đổi mới quy trình công nghệ nhằm chuyển từ chăn nuôi trâu quảng canh, tận dụng, phân tán sang chăn nuôi thâm canh tạo hàng hoá tăng năng suất và chất lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và bảo vệ môi trường. Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia,Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Khoa học kỹ thuật chăn nuôi Thanh Hóa đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn miền núi – Viện Chăn nuôi lựa chọn là đơn vịtriển khaithực hiệnmô hình cải tạo đàn trâu  địa phương bằng kỹ thuật TTNT  với quy mô 90con trâucái nền được phối chửa bằng tinh trâu Murrah tại các miền núi khó khăn (Theo QĐ 30a) gồm xã Minh Tiến, xã Ngọc Sơn và xã Thạch Lập thuộc huyện Ngọc Lặc

Mô hình cải tạo đàn trâu bằng kỹ thuật TTNT đã mang lại hiệu quả rất thiết thực về mặt kỹ thuật do áp dụng phương pháp nhân giống bằng TTNT đã làm tăng nhanh đàn trâu, cải thiện khả năng di truyền, cho phép sử dụng rộng rãi những đực giống có năng suất cao, có giá trị trên phạm vi rộng, đến tận hộ hoặc từng trại chăn nuôi, cải thiện được năng suất, chất lượng các thế hệ đời sau. Đồng thời, thông qua kỹ thuật TTNT tạo ra đàn con lai có giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với giống trâu nhảy trực tiếp. Về mặt hiệu quả kinh tế, mỗi hộ được hỗ trợ 3 liều tinh và vật tư đi kèm và thức ăn hỗn hợp cho trâu cái chửa là 120 kg/con đây là tài sản hỗ trợ ban đầu đối với các hộ dân tham gia mô hình, đặc biệt là nguồn động viên, sự chia sẻ đối với các hộ có kinh tế khó khăn.Qua thời gian tập huấn kỹ thuật, được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cách theo dõi chu kỳ động dục, xác định thời điểm phối giống thích hợp cho trâu cái để đạt tỷ lệ có chửa cao nhất, số lần phối lại được giảm đi nhiều, rút ngắn khoảng cách lứa đẻ so với trước khi tham gia mô hình.

Về mặt xã hội thì chăn nuôi trâu tại Thanh Hóa chủ yếu vẫn là tự phát, phân tán, quy mô nhỏ lẻ. Có tới 80% hộ gia đình nông thôn nuôi theo phương thức nhỏ lẻ, thả rông, khó kiểm soát dịch bệnh, chưa có kinh nghiệm dự trữ thức ăn cho mùa đông, người dân chăn nuôi chủ yếu theo kinh nghiệm không có kỹ thuật, không có sổ sách ghi chép, chưa biết cách phát hiện động dục cho trâu. Thông qua dự án người chăn nuôi đã được tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi trâu sinh sản như nắm bắt được những kỹ thuật mới, thời điểm phối giống thích hợp, quy trình chăn nuôi trâu theo các giai đoạn và từng đối tượng, có sổ sách ghi chép, biết cách phòng và điều trị bệnh. Đây là những nội dung rất thiết thực, sát thực tế và cần thiết đối với các hộ chăn nuôi trâu.Nhiều hộ ngoài mô hình sau khi được tập huấn, tham quan mô hình đã học tập làm theo, từ đó nhiều mô hình sẽ được nhân rộng, giải quyết công ăn, việc làm cho người dân, tạo ra sản phẩm có năng suất chất lượng cao góp phần xóa đói, giảm nghèo vươn lên làm giàu chính đáng. Hình thành nên một nghề có tính bền vững, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Do áp dụng quy trình kỹ thuật nên đảmbảo vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn sinh học. Mặt khác, việc áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi sẽ từng bước khống chế đẩy lùi các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trâu. Tạo môi trường an toàn dịch bệnh trên toàn địa bàn, cung cấp các sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi và phát triển chăn nuôi bền vững. Đã có 100% các hộ tham gia dự án có chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường tốtnên rất hiệu quả về môi trường. Sau khi thực hiện mô hình các địa phương đã tổ chức tuyên truyền và nhân rộng mô hình đến nay đã nhân rộng 285 hộ trên tổng số 296 con trâu được TTNT giống trâu Murrah. Mỗi đối tượng tham gia dự án, hưởng lợi từ dự án sẽ là những nhân tố góp phần lan tỏa tính hiệu quả của mô hình dự án ra cộng đồng, nhằm phát triển mô hình cải tạo đàn trâu địa phương bằng kỹ thuật TTNT góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tăng giá trị gia tăng, hiệu quả và thu nhập cho nông dân, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

        

Nguồn tin: Lê Trần Thái – PGĐ TT NCƯDKHKT chăn nuôi Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 20470


Các tin khác:
 Ứng dụng công nghệ phù hợp xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn (22/01/2018)
 Ứng dụng công nghệ phù hợp xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn (22/01/2018)
 Quy trình thực hành chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ (22/01/2018)
 Tổ hợp tác chăn nuôi VietGAHP Hoằng Phượng, Thôn Phượng Mao, xã Hoằng Phượng, huyện Hoằng Hóa Thông báo kế hoạch lựa chọn nhà thầu (05/12/2017)
 Khắc phục khó khăn, khôi phục và phát triển chăn nuôi sau mưa lũ (19/10/2017)
 Tăng cường các biện pháp phòng chống thiên tai cho vật nuôi (16/08/2017)
 Những biện pháp tháo gỡ khó khăn trong chăn nuôi lợn thời gian qua, định hướng phát triển chăn nuôi lợn trong thời gian tới. (16/08/2017)
 Ngành Chăn nuôi Gia cầm Thanh Hóa những năm qua; thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển trong thời gian tới (16/08/2017)
 Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa, Lê Như Tuấn thăm trang trại bò sữa thống nhất của Công ty TNHH bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa (14/08/2017)
 Danh sách hộ chăn nuôi lợn đạt chứng nhận VietGahp nông hộ trong khuôn khổ dự án LIFSAP (14/07/2017)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang