Số lượt truy cập
Hôm nay 32306
Hôm qua 39190
Tuần này 137010
Tháng này 3174836
Tất cả 192970420
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 03/08/2020
Thanh Hóa: Cây đậu tương quý trên vùng đất khô hạn Vĩnh Lộc.

Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ những vùng đất kém hiệu quả sang các cây trồng có giá trị kinh tế cao nhằm nâng cao đời sống người nông dân trên địa bàn huyện. Vụ Xuân hè 2020, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vĩnh Lộc đã phối hợp với UBND xã Vĩnh Quang xây dựng mô hình “Thâm canh cây đậu tương giống mới trên vùng đất chuyên màu không chủ động tưới gắn với tiêu thụ sản phẩm” với quy mô 18 ha, 80 hộ tham gia. Giống được chọn đưa vào trồng là đậu tương S19. Mô hình được Nhà nước hỗ trợ 50% giống và vật tư phân bón; còn lại các hộ nông dân tham gia tự đóng góp. Sản phẩm của mô hình được được Công ty Cổ phần Phát triển Nông nghiệp và Khuyến nông Việt Nam bao tiêu toàn bộ sản phẩm.

Khi triển khai mô hình, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện đã phối hợp với UBND xã Vĩnh Quang tổ chức họp dân, lựa chọn điểm, chọn hộ và mở lớp tập huấn về kỹ thuật làm đất, gieo trồng, chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh cho cây đậu tương qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Đồng thời, cử cán bộ kỹ thuật xuống địa bàn hướng dẫn bà con nông dân chuẩn bị đất, tiến hành lựa chọn các cơ sở cung cấp giống và vật tư có uy tín, chất lượng, lựa chọn giống ngắn ngày cho năng suất cao, ổn định, thích hợp với đồng đất, khí hậu của địa phương.

Thông qua lớp tập huấn kỹ thuật, các hộ dân đã tiếp thu, áp dụng thuần thục kỹ thuật vào đồng ruộng, vì vậy cây sinh trưởng, phát triển tốt, các loại sâu bệnh hại được phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời.

Giống đậu tương S19 có thời gian sinh trưởng khoảng 90- 110 ngày, cây cao 75-80cm, chịu hạn, chống đổ tốt. Là một trong những loại cây cải tạo đất, dễ trồng, dễ chăm sóc, chống chịu sâu bệnh tốt, nhất là sâu đục quả, hiệu quả kinh tế cao hơn so với giống đối chứng. Đây là giống tốt có thể dùng làm giống cho vụ sau.

Chị Trịnh Thùy Lan- Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Vĩnh Lộc cho biết: “Mặc dù giai đoạn đầu gieo hạt bị khô hạn, nắng, mưa nên đậu tương bị chết nhiều. Cán bộ Trung tâm đã đã phối hợp với UBND xã chỉ đạo, động viên bà con tiếp tục gieo lại trà hai để đạt đúng, đủ diện tích mô hình theo yêu cầu. Đậc biệt cán bộ chỉ đạo luôn túc trực thường xuyên, đảm bảo đủ nước tưới cho diện tích đậu tương của mô hình. Vì vậy, đậu tương có tỷ lệ mọc trên 95%, trong quá trình trồng, chăm sóc, bà con đã áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên cây đậu tương sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất đạt trên 22 tạ/ha. Đặc biệt, mô hình đã góp phần thay đổi tập quán canh tác cũ lạc hậu, hướng dẫn bà con áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.

Chị Lê Thị Hương- cán bộ nông nghiệp xã cho biết: “Khi  tham gia mô hình người dân nhận thấy việc gieo trồng, chăm sóc đậu tương không khó, mà hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, trồng đậu tương giúp cải tạo đất, làm đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ, vì vậy, nhiều hộ đã giữ giống cho vụ sau. Ngoài hiệu quả kinh tế, mô hình còn giúp bà con nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cho đậu tương, nắm bắt kỹ thuật bón phân cân đối, bón đúng, đủ số lượng và thời điểm cây cần.

Đến nay, qua 4 tháng thực hiện mô hình, đậu tương sinh trưởng, phát triển khỏe, sạch sâu bệnh, năng suất đạt trên 22 tạ/ha, sau khi trừ các khoản chi phí  người dân dân thu lãi 9 -10 triệu đồng/ha. Thành công từ mô hình đã góp phần quan trọng vào việc chuyển đổi, đa dạng hóa cây trồng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần phát triển nông nghiệp sạch, an toàn và bền vững tại địa phương.

Ảnh: Kiểm tra mô hình tại xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Lộc

Mô hình “Thâm canh cây đậu tương giống mới trên vùng đất chuyên màu không chủ động tưới gắn với tiêu thụ sản phẩm” rất phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương. Thời gian tới, mô hình sẽ tiếp tục được nhân rộng với quy mô diện tích từ 30- 50 ha trong những vụ tiếp theo./. 

Nguồn tin: Thu Hiền - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 16959


Các tin khác:
 Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên triển khai mô hình chăn nuôi vịt biển an toàn sinh học tại Thanh Hóa. (28/07/2020)
 Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng Vắc xin phòng bệnh cho đàn gia cầm bắng cách cho uống (24/07/2020)
 Một số lưu ý trong chăn nuôi thỏ. (07/07/2020)
 Hiệu quả mô hình “Sản xuất lac giống mới trên vùng đất chuyên màu không chủ động tưới gắn với tiêu thụ sản phẩm” (07/07/2020)
 Thanh Hóa: Hiệu quả mô hình thâm canh lúa chế biến đạt năng suất hiệu quả cao gắn với tiêu thụ sản phẩm (07/07/2020)
 Giải pháp tăng sức sống cho gà con hiệu quả trong chăn nuôi - Giảm tỷ lệ chết khi nuôi gà (01/07/2020)
 Các biện pháp phòng chống nắng nóng cho cây trồng, vật nuôi. (01/07/2020)
 Hiệu quả từ mô hình thâm canh lúa chế biến đạt năng suất cao gắn với tiêu thụ sản phẩm. (25/06/2020)
 Một số biện pháp chống nóng cho gia súc, gia cầm (12/06/2020)
 Nuôi gà sinh sản - Những điều cần biết (12/06/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang