Số lượt truy cập
Hôm nay 24114
Hôm qua 58866
Tuần này 187684
Tháng này 3225510
Tất cả 193021094
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 24/04/2020
Thanh Hóa: 1.340,1 ha trồng sắn bị nhiễm bệnh khảm lá

Tính ngày 24- 4-2020, toàn tỉnh đã trồng được trên 12.800 ha sắn, tập trung ở các huyện Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Ngọc Lặc, Bá Thước…trong đó 80% sắn được tồng bằng giống KM140, còn lại là KM94 và các giống sắn địa phương.

Do diễn biến phức tạp của thời tiết, Thanh Hóa đã có 1.340,1 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá, tập trung ở các huyện Như Xuân 1.313 ha, Thường Xuân 26,1 ha, Như Thanh 1 ha. Đây là loại bệnh nguy hiểm, làm ảnh hưởng lớn sự phát triển và năng suất của cây sắn. Bệnh khảm lá sắn có khả năng lây lan rất nhanh nếu không được phòng trừ kịp thời và triệt để.

Thanh Hóa: 1.340,1 ha trồng sắn bị nhiễm bệnh khảm lá


Trước tình hình trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các địa phương triển khai công tác phòng chống dịch bệnh trên cây sắn. Đến nay, các địa phương đã phun thuốc trừ bọ phấn được 312 ha sắn bị nhiễm bệnh nhẹ, nhổ bỏ, tiêu hủy 306,55 ha sắn bị nhiễm bệnh nặng.


Thanh Hóa: 1.340,1 ha trồng sắn bị nhiễm bệnh khảm lá


Cán bộ phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Như Xuân hướng dẫn người dân nhổ bỏ, tiêu hủy những cây bị bệnh.


Thanh Hóa: 1.340,1 ha trồng sắn bị nhiễm bệnh khảm lá


Thanh Hóa: 1.340,1 ha trồng sắn bị nhiễm bệnh khảm lá


Người dân nhổ bỏ, tiêu hủy diện tích sắn bị nhiễm bệnh.


Theo Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh, hiện nay bệnh khảm lá sắn đang có diễn biến phức tạp, có chiều hướng tăng về diện tích nhiễm và mức độ gây hại, ảnh hưởng nghiêm trọng cho các vùng sắn, đặc biệt trên địa bàn các huyện Như Xuân và Thường Xuân, và có thể lây lan gây hại trên diện rộng. Để chủ động phòng, chống, tiêu hủy bệnh khảm lá sắn, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bệnh gây ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị Chủ tịch UBND các huyện có trồng sắn và các đơn vị chức năng khẩn trương điều tra, xác minh, thống kê các diện tích sắn đã bị nhiễm bệnh, đồng thời khoanh vùng, tiến hành phun trừ bọ phấn trắng, tiêu hủy triệt để nguồn bệnh; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có diện tích sắn bị nhiễm bệnh trên 70% tiến hành nhổ tiêu hủy triệt để toàn bộ diện tích, chuyển sang trồng các loại cây trồng khác ít nhất một vụ để cắt nguồn bệnh; những diện tích nhiễm dưới 70% tiến hành nhổ bỏ, tiêu hủy những cây bị bệnh và phun thuốc trừ bọ phấn. Bênh cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn nông dân, người sản xuất về tác hại của bệnh khảm lá sắn, các biện pháp phòng trừ, không trồng giống các loại sắn đã xác định nhiễm bệnh nặng, nghiêm cấm mua bán, trồng giống HLS11. …

Theo kế hoạch, niên vụ sắn 2020-2021, toàn tỉnh trồng 13.500 ha sắn.


Nguồn tin: baothanhhoa.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 18958


Các tin khác:
 Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hạn chế tác động của dịch bệnh COVID-19 (15/04/2020)
 Tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng vụ đông xuân (10/04/2020)
 Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật trong sản xuất trồng trọt (23/03/2020)
 Thị trường vật tư nông nghiệp khó kiểm soát (13/03/2020)
 Cần giảm thiểu lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp (10/03/2020)
 Mô hình sản xuất khoai tây quy mô lớn, hiệu quả kinh tế cao (31/01/2020)
 Chủ động cấp nước phục vụ sản xuất chiêm xuân 2019 – 2020 (31/01/2020)
 Các trang trại trồng cây có múi chuẩn bị cung ứng trái cây trong dịp Tết (04/12/2019)
 Tập trung chăm sóc cây trồng vụ đông năm 2019 (18/10/2019)
 Tập trung chỉ đạo sản xuất vụ Đông năm 2019 (03/10/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang