Số lượt truy cập
Hôm nay 48900
Hôm qua 39190
Tuần này 153604
Tháng này 3191430
Tất cả 192987014
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 08/07/2016
Phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa

 

 
   

1. Triệu chứng: Bệnh đạo ôn hại ở các bộ phận trên cây nhưng rõ nhất trên lá, cổ bông, đốt thân.

    - Trên lá lúa: Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu xanh xám nhạt. Về sau vết bệnh lớn dần có hình thoi, rộng ở phần giữa, nhọn ở 2 đầu. Ở giữa vết bệnh màu xám tro, xung quanh nâu đậm, phần tiếp giáp với mô khoẻ có màu nâu nhạt. Khi bệnh nặng các vết bệnh nối liền nhau làm cho lá bị cháy.

      - Trên đốt thân: Vết bệnh màu nâu bao quanh đốt thân làm đốt khô, teo lại. Các đốt thân gần gốc bị mục ra làm cho gốc bị gãy đổ.

      - Cổ bông, cổ gié: Vết bệnh ban đầu là một chấm nhỏ màu đen, đoạn cổ giáp tai lá về sau lớn dần làm cổ bông héo, bông lúa trắng hoặc lép lửng.

2. Đặc điểm lây lan và phát triển

       Nấm bệnh tồn tại trên tàn dư cây trồng, lúa chét, cỏ dại. Bào tử thường  phát sinh vào ban đêm. Tính gây bệnh  thay đổi tuỳ theo giống và vùng điạ lý. Trong phòng thí nghiệm một vết bệnh đặc trưng có thể sản sinh được 4 - 5 ngàn bào tử trong một đêm và có thể kéo dài như vậy từ 10 - 15 ngày. Bào tử phát tán nhờ gió. Nhờ giọt nước, giọt sương bào tử nảy mầm và chui vào mô ký chủ, sau 4 - 5 ngày lại xuất hiện vết bệnh mới.

      Nhiệt độ không khí 20-30 0C và ẩm độ  trên 92% thích hợp cho bào tử nấm hình thành và nảy mầm. Trong vụ Đông Xuân, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch, trời âm u, có mưa phùn, sương mù liên tục trong nhiều ngày là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá lây lan, phát triển. Bệnh thường gây hại trên đất giàu dinh dưỡng, bón nhiều phân đạm.

3. Biện pháp phòng tr

      Khi bệnh phát sinh, cần giữ nước trong ruộng, dừng việc bón phân (đặc biệt là phân có chứa đạm, các loại phân bón lá). Các địa phương cần tổ chức điều tra khoanh vùng những ruộng có tỷ lệ bệnh cao và huy động lực lượng phun trừ theo hướng dẫn trên vỏ bao bì. Dùng các thuốc đặc hiệu để phun trừ bệnh. Với bệnh đạo ôn trên cổ bông, cần theo dõi chặt chẽ thời gian lúa trỗ. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi cho đạo ôn gây hại cổ bông phát triển gây hại cần phun phòng cho các ruộng gieo sạ giống nhiễm trước khi lúa trỗ  5 - 7 ngày. Sau 7 - 10 ngày có thể phun lại lần thứ 2 đối với những ruộng đã bị bệnh đạo ôn hại lá nặng.

       Các loại thuốc trừ bệnh đạo ôn, gồm:

- Hoạt chất: Isoprothiolane: Fuan, Fuji-one …

 - Hoạt chất: Fenoxanil + Isoprothiolane: Ninja…

- Hoạt chất: Tricyclazole:  Beam, Trizole …   

- Hoạt chất: Propiconazole + Tricyclazole: Filia

Nguồn tin: Chi cục Bảo vệ thực vật
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 30302


Các tin khác:
 Cách tăng năng suất cây lạc (01/07/2016)
 Sử dụng phân bón trong mùa mưa (04/05/2016)
 Chủ động phát hiện và phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa xuân 2016 (30/03/2016)
 Quy trình tạm thời phòng chống sâu đục thân hại mía (30/03/2016)
 Tiêu chuẩn cơ sở trong lĩnh vực bảo vệ thực vật ban hành đợt 1 năm 2016 (30/03/2016)
 Chủ động phát hiện và phòng trừ kịp thời, hiệu qua đối với bệnh đạo ôn trên lúa Xuân năm 2016 (21/03/2016)
 Một số vấn đề cần lưu ý trong sản xuất vụ xuân 2016 (15/03/2016)
 Chuột hại cây trồng và biện pháp phòng trừ bảo vệ sản xuất nông nghiệp năm 2016 (15/03/2016)
 Hội thảo lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Nghị định về sản xuất và kinh doanh mía, đường. (17/12/2015)
 Chủ động chăm sóc và phòng chống ngập úng cho cây trồng trong mùa mưa bão (15/12/2015)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang