Số lượt truy cập
Hôm nay 11627
Hôm qua 58866
Tuần này 175197
Tháng này 3213023
Tất cả 193008607
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 09/09/2021
Đưa cây trồng phù hợp lên vùng nhiễm mặn

Để ứng phó với tình hình nhiễm mặn, những năm qua, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp về điều hành nguồn nước tưới nhằm khắc phục tình trạng xâm nhập mặn. Nhưng đây được đánh giá chỉ là giải pháp tạm thời, bởi lẽ, muốn chủ động khắc phục tình trạng này thì các công trình phải được đầu tư đồng bộ, nhất là các công trình đầu mối. Tuy nhiên, hiện tại hệ thống công trình thủy lợi đã và đang xuống cấp, nên năng lực tưới, tiêu, ngăn mặn hạn chế. Theo đó, giải pháp được cho là tối ưu nhất được đưa ra đó là: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các giống, loại cây trồng phù hợp với vùng đất nhiễm mặn và gieo trồng.

Trên cơ sở định hướng của ngành nông nghiệp, những năm qua, nhiều địa phương nằm trong vùng có diện tích sản xuất nông nghiệp bị nhiễm mặn đã chủ động thực hiện các giải pháp về chuyển đổi sản xuất trên vùng đất nhiễm mặn. Tại huyện Hậu Lộc, vụ thu mùa năm nay được dự báo có khoảng 950 - 1.500 ha nằm trong vùng có nguy cơ cao về nhiễm mặn. Đa phần diện tích này đang được bà con nông dân trồng lúa. Do đó, để phát triển sản xuất cho vùng nhiễm mặn, huyện Hậu Lộc đã lựa chọn, khuyến cáo bà con nông dân sử dụng các loại giống phù hợp với chân đất nhiễm mặn để đưa vào sản xuất, như: Nhị Ưu 838, Bắc Thơm số 7, Nam Dương 99 thay cho các giống lúa thông thường. Đối với những diện tích đang trồng lúa có độ nhiễm mặn cao, ảnh hướng đến năng suất, huyện thực hiện chuyển đổi sang các loại cây trồng có khả năng chịu hạn, như: khoai tây, khoai lang, lạc, dưa lê...

Diện tích trồng các loại cây rau màu trên diện tích nhiễm mặn tại xã Hòa Lộc (Hậu Lộc).

Tại huyện Nga Sơn, vụ thu mùa năm nay, Chi cục Thủy lợi tỉnh dự báo có khoảng 1.100 - 1.900 ha đất sản xuất nông nghiệp có nguy cơ bị nhiễm mặn, tập trung tại các xã: Nga Tân, Nga Tiến, Nga Thủy, Nga Điền, Nga Phú, Nga Thái... Để bảo đảm hiệu quả kinh tế cho diện tích sản xuất nông nghiệp bị nhiễm mặn nói trên, thời gian qua, huyện đã tập trung thực hiện giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Theo đó, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát diện tích đất nhiễm mặn, trên cơ sở đó, định hướng cho người dân chuyển đổi diện tích trồng cói sang trồng các loại lúa có khả năng chịu hạn. Chuyển đổi diện tích trồng có nguy cơ nhiễm mặn, thiếu nước sang trồng các cây rau màu có khả năng chịu hạn, chịu mặn cao.

Theo ghi nhận tại những vùng chuyển đổi của hai huyện Nga Sơn và Hậu Lộc, cho thấy: Việc chuyển đổi đã giúp nhiều vùng nhiễm mặn nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Tại các xã có diện tích chuyển đổi sang trồng các giống lúa có khả năng chịu mặn, chịu hạn, năng suất đã tăng từ 58,43 tạ/ha/vụ lên 65 tạ/ha/vụ. Diện tích được chuyển sang trồng các loại cây rau màu đạt lợi nhuận từ 40 đến 50 triệu đồng/ha/vụ, cao gấp 2,5 đến 4 lần so với diện tích cây trồng trước đây.

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, các đơn vị nghiên cứu, khảo nghiệm giống cây trồng trong và ngoài tỉnh đã nghiên cứu, chọn tạo được nhiều loại cây trồng có khả năng chịu hạn, mặn cao. Do đó, để giúp các địa phương có diện tích bị nhiễm mặn lựa chọn được những cây trồng phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế cao, thời gian qua, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã chủ động đấu mối với các viện, đơn vị nghiên cứu giống cây trồng trong và ngoài tỉnh để được tư vấn, thực hiện mô hình khảo nghiệm, đánh giá sự phù hợp của từng loại cây trồng đối với vùng nhiễm mặn và có nguy cơ nhiễm mặn cao. Trên cơ sở đó, khuyến cáo chính quyền các địa phương và người dân đưa các loại cây trồng phù hợp vào sản xuất, bảo đảm hiệu quả kinh tế.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 15610


Các tin khác:
 113 đầu mối cung ứng lương thực, thực phẩm trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tap. (09/09/2021)
 Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất lúa thương phẩm chất lượng cao (10/08/2021)
 Chăm sóc, bảo vệ lúa thu mùa (10/08/2021)
 Chủ động phòng trừ bệnh khảm lá sắn (03/07/2021)
 Chủ động tháo gỡ khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ nông sản (01/07/2021)
 Mở rộng vùng sản xuất rau an toàn tập trung (25/06/2021)
 Hiệu quả sản xuất lúa lai F1 (23/06/2021)
 Điểm nhấn trong kế hoạch sản xuất vụ thu mùa (01/06/2021)
 Ghi nhận kết quả trong sản xuất vụ đông xuân (01/06/2021)
 Nâng cao năng lực sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (29/05/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang