Số lượt truy cập
Hôm nay 58618
Hôm qua 39190
Tuần này 163322
Tháng này 3201148
Tất cả 192996732
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 03/10/2011
NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý TRONG CHĂM SÓC CÂY VỤ ĐÔNG

Để thâm canh cây trồng vụ đông đạt năng suất cao và đem lại hiệu quả hữu ích. Bà con nông dân đã đầu tư gieo trồng thì cần phải đầu tư vào chăm sóc ngay từ đầu vụ, đầu kỳ của cây trồng. Do đó bà con nông dân cần chú trọng các khâu kỹ thuật trong chăm sóc. Cụ thể hai cây chính:

1- Đối với ngô:

Cây ngô to, khỏe, chịu thâm canh cao. Song giai đoạn có từ 1đến 5lá, cây còn non yếu nên dễ bị tác động gây hại của thiên nhiên: mưa lụt ngập úng, nhiệt độ thấp hoặc quá khô hạn cây con dễ bị bệnh huyết dụ, khô đầu lá và lá nhanh già, cây còi cọc không phát triển là do bộ rễ không phát triển và không chăm sóc kịp thời. Đây cũng là thời điểm sâu gây hại phát sinh như sâu xám, cào cào, châu chấu.

Biện pháp chăm sóc giai đoạn này có tính quyết định sự thành bại của cây ngô vụ đông. Yêu cầu kỹ thuật trong chăm sóc bảo vệ:

- Trên đất ngô trồng thẳng:

+ Ngô có 1 đến 3,5lá cần áp dụng biện pháp tưới dược cây 2- 3lần bằng nước giải ngâm với phân lân. Mỗi lần từ 20- 30 lít nước giải + 2- 3kg lân hòa loãng với nước lã đủ tưới cho một sào, hoặc dùng phân bón cho lá phun đẫm cây. Nếu cây có biểu hiện huyết dụ cần thêm mỗi sào 1kg Kali cùng hòa loãng để tưới.

+ Ngô có từ 3,5 đến 4lá (nếu ngô xanh, đều, khỏe) bón thúc kết hợp làm cỏ, vun nhẹ vào gốc. Chú ý không được làm long gốc ngô gây hư hại đến rễ. Lượng phân cho 1 sào: Đạm urê 4- 5kg. Khi ngô có từ 5- 7lá, tập trung bón lượng đạm lớn từ 5- 7kg và Kali từ 2- 3kg. Bón cách gốc 12- 15cm và vun cao gốc. Nếu đất quá khô có thể tưới nước vào rảnh độ cao 1/2 rãnh và để cạn dần.

- Trên đất trồng ngô bầu:

+ Chú trọng giữ ẩm và cứ 2- 3 ngày dùng phân hn hợp tưới nhẹ dược cây gồm nước giải 20- 30 lít, lân 2kg và kali 1 kg hòa loãng nước lã để tưới hoặc dùng phân qua lá để tưới hoặc phun đẫm cây.

+ Ngô có từ 3,5- 4 lá và khi 5- 7 lá tiến hành bón thúc kết hợp vun gốc, vét luống vun gốc cao để chống đổ. Lượng phân đầu tư như phương thức ngô trồng thẳng.

- Về phòng trừ sâu bệnh hại: kiểm tra sớm hàng ngày để phát hiện sâu cắn phá cây con và có biện pháp trừ sâu gắn với chắm dặm kịp thời.

Đối với cào cào châu chấu: nếu có mật độ lớn cần tổ chức đồng bộ toàn dân cùng bao vây diệt trừ bằng thủ công và cả thuốc hóa học.

2- Đối với cây đậu tương:

Cây đậu tương dễ tính, sống sinh trưởng được trên tất cả các chân đất, nhưng trừ chân ngập nước. Thời kỳ cây non 1- 5 lá thật cần có sự chăm sóc của con người. Vì cây không chịu úng, dễ bị sâu dòi đục thân, lở cổ rễ, sâu xám phá hại và cây chưa tự hút đạm khí trời để nuôi dưỡng cây (bộ rễ ít, chưa có nốt sần).

Biện pháp chăm sóc là:

- Giữ ẩm đất nhưng tuyệt đối không gây ngập úng.

- Phun phòng trừ dòi đục thân cây ngay khi đậu có hai lá đơn hoặc một lá kép (lá thật) và phòng cả sâu xám, rầy xanh hại cây.

Dùng thuốc hóa học như: Trebon; Sutin; Ofatox... và yêu cầu phun đúng kỹ thuật đã hướng dẫn trên bao bì.

- Chăm sóc bón phân: khi đậu tương có 2,5- 3 lá thật, tiến hành bón phân kết hợp chắm tỉa hợp lý. Đất phải đủ ẩm (85- 90%) và bón đầy đủ lượng phân.

* Cứ một sào đậu tương cần: Đạm urê:4- 5kg, lân: 15- 20kg, và kali: 5-7kg. Phân chuồng đã hoai ải hoặc dùng phân hữu cơ sinh học (HCSH) hay hữu cơ vi sinh (HCVS) 50- 100kg/sào. Phân chuồng, lân HCSH (HCVS) bón lót hoặc có thể bón thúc cùng phân đạm và kali.

* Bón thúc đạm urê + 2-3kg kali. Trộn rãi đều trên ruộng hoặc dùng phân NPK3-9-6 lượng 20kg/sào.

* Khi đậu tương có 7-9 lá, đậu ra gương (nụ hoa) bón số kali còn lại (3-4kg) để dược ra hoa tập trung và đậu quả.

Nhìn chung, cây trồng khỏe, cho năng suất cao ngoài yếu tố thời vụ, giống tốt. Song yếu tố quyết định là khâu chăm sóc bảo vệ cây ở thời kỳ cây con. Do đó, rất mong bà con nông dân quan tâm đầu tư để chủ động giành thắng lợi toàn diện./.

Nguồn tin: TTKN
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 110531
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang