Ngày 27-2, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm và làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh; Hạt Kiểm lâm huyện Lang Chánh.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong 5 nước trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng. Dưới tác động của BĐKH toàn cầu, đến năm 2030 nhiệt độ trung bình có thể tăng thêm 0,7 độ C so với nhiệt độ trung bình trong giai đoạn 1980-1999, lượng mưa trung bình hàng năm tăng 2%/năm so với trung bình giai đoạn 1980-1999 và lượng mưa phân bố ngày càng tập trung vào mùa mưa, ít hơn vào mùa khô. Những thay đổi này có thể tạo ra tác động trái chiều lên sản xuất nông nghiệp.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang vừa Giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan, khẩn trương tổ chức tiêm phòng vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh.
Khu Bảo tồn (KBT) thiên nhiên Pù Hu nằm trên địa bàn huyện Quan Hóa và Mường Lát có tổng diện tích gần 28.000 ha và là KBT có tính đa dạng sinh học cao. Vùng đệm của KBT có 54 thôn, bản, trong đó có 15 bản người Mông, đời sống đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy nguy cơ đến an ninh rừng, cháy rừng là rất cao.
Đến ngày 25-2-2021, mực nước hồ Cửa Đạt đạt cao trình +98.75m (cao hơn 16,29m so với cùng kỳ năm 2020). Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Cửa Đạt (được giao quản lý và khai thác công trình đầu mối hồ Cửa Đạt) đã triển khai các giải pháp ưu tiên nguồn nước phục vụ tưới và chống hạn cho hơn 86.000 ha lúa chiêm xuân của các huyện vùng tưới hệ thống thủy lợi Bái Thượng và hệ thống thủy lợi Nam sông Mã.
Năm 2020, kinh tế của huyện Thiệu Hóa liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, sản xuất nông nghiệp được quan tâm đầu tư phát triển, hình thành nhiều mô hình, vùng sản xuất tập trung quy mô lớn gắn với liên kết tiêu thụ nông sản, đạt hiệu quả kinh tế cao. Thu nhập bình quân đầu người tăng, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân ngày càng được nâng cao; các xã của huyện có điều kiện huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới (NTM).
Để nâng cao năng suất, sản lượng trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) vụ xuân hè, các địa phương trong tỉnh đã và đang áp dụng cách nuôi kết hợp, xen ghép nhiều đối tượng trên cùng một đơn vị diện tích, nuôi luân canh các đối tượng khác nhau mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Với phương châm “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả” các tháng vừa qua, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (CH PCTT&TKCN) tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành, đơn vị liên quan chủ động, tích cực chuẩn bị tốt các điều kiện nhằm sẵn sàng phòng, chống và giảm nhẹ mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra trong năm 2020.
Mấy năm gần đây, nghề chăn nuôi thỏ ngoại phát triển khá mạnh. Nhiều trang trại đầu tư lớn để sản xuất hàng hóa, bán cho các công ty của Nhật Bản làm dược liệu. Tuy nhiên, loại hình chăn nuôi thỏ thịt phần lớn vẫn phát triển theo hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô vừa phải, hoặc không đầu tư chuồng trại khép kín. Do đó, sản phẩm thỏ thịt còn ít, thịt thỏ chưa xuất hiện nhiều trong bữa ăn hàng ngày, mà phần lớn chỉ dừng ở các nhà hàng đặc sản, hay các bữa tiệc đặc biệt trong năm. Nhận thấy điều đó, anh Nguyễn Văn Hải, xã Hà Lai huyện Hà Trung đã manh dạn đầu tư chăn nuôi thỏ thịt bằng quy trình chuồng trại khép kín, tạo sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường.